Miền Trung Việt Nam

M

iền Trung Việt Nam hay còn gọi là Trung Bộ, nằm ở phần giữa lãnh thổ và là một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam. Lịch sử Trung Bộ còn được gọi bằng các tên khác nhau như Trung Kỳ (thời thuộc Pháp), An Nam (theo cách người Pháp gọi), và Trung phần (thời Việt Nam Cộng hoà). Trải qua những tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ được xem như trạm trung chuyển, đất dừng chân khi người Việt cổ di cư về phía Nam. hí hậu vùng Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Vùng Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân) về mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh và kèm theo mưa nhiều, một điểm khác biệt với thời tiết khô hanh mùa Đông ở vùng Bắc Bộ. Về mùa Hè không còn hơi nước từ biển đưa vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) tràn ngược lên, thường gây ra thời tiết khô nóng với nhiệt độ ngày có khi lên tới trên 40độC, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp .

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân. Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã. Vì vậy, khi về mùa hè có gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan, vượt qua dãy núi Trường Sơn, gây nên thời tiết khô nóng cho toàn khu vực.

Đặc điểm nổi bật của vùng khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời gian trong năm, với mùa mưa và khô của hai miền khí hậu còn lại của 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ.

Thừa Thiên – Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất ở Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt trên 2.600mm, có nơi lên đến 4.000mm. Có các trung tâm mưa lớn như khu vực Tây A Lưới – Động Ngại (độ cao 1.774m) có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 – 5.000mm, khu vực Nam Đông – Bạch Mã – Phú Lộc có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 – 5.000mm. Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên – Huế có lượng mưa ít nhất, nhưng trung bình năm cũng từ 2.700 – 2.900mm.

Hàng năm có từ 200 – 220 ngày mưa ở các vùng núi, 150 – 170 ngày mưa ở khu vực đồng bằng duyên hải. Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 – 24 ngày mưa. Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn. Địa hình phía Tây từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế bao gồm các dãy núi cao. Các dòng sông ở đây có dòng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển thường có lòng sông hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ, nên với lượng mưa tương đối lớn trút xuống sẽ sinh ra lũ, lên nhanh và gây lụt lội cho các khu vực đồng bằng thấp phía Đông. Như Sông Hương – sông Bồ (độ cao đầu nguồn là 1.318m, dài trên 100km, diện tích lưu vực 2.690km2) chảy gần theo hướng Bắc Nam đổ ra biển ở cửa Thuận An. Toàn bộ diện tích lưu vực sông Hương có trên 80% là đồi núi, khu vực đồng bằng còn lại ở mức thấp so với mực nước biển và mực nước lũ, nên hầu hết sẽ bị ngập khi có lũ trên báo động cấp 3 (tương ứng 3,5m).

Mùa mưa đến với lượng mưa chiếm 68 – 75% lượng mưa trong năm sẽ phát sinh lũ lụt lớn, gây thiệt hại sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Ngược lại, trong mùa ít mưa thì nước lại không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của một số địa phương trong vùng.

Mưa lũ ở Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12.
Những trận lũ lụt lớn đã xảy ra ở miền Trung vào các năm: 1952, 1964, 1980, 1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003… Có lúc xảy ra lũ chồng lên lũ như các đợt lũ tháng 11, 12 năm 1999 ; tháng 10, 11 năm 2010.
Cổng thành Huế

Miền Trung Việt Nam trong lịch sử đã được gọi bằng các tên khác nhau như Trung Kỳ (là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834), An Nam (theo cách gọi của người Pháp) và Trung phần ( thời Việt Nam Cộng hòa).
Tây Nguyên thường được gộp vào Trung Bộ, đôi khi có tài liệu gọi vùng này bằng tên ghép Miền Trung – Tây Nguyên. Tên gọi Trung Bộ được dùng sau khi vua Bảo Đại thành lập cơ quan hành chính cấp vùng cao hơn tỉnh vào năm 1945, thay cho tên gọi Trung Kỳ gợi nhớ thời kỳ bị Pháp đô hộ, và còn được các tài liệu chính thức của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng. Tên gọi này cũng được nhiều người sử dụng cho đến ngày nay.

Ngoài ra còn có một danh xưng khác là Trung phần, phát xuất từ việc vào năm 1949, Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại cho thành lập cơ quan hành chính cấp Phần, với chức năng tương đương cấp Bộ năm 1945. Về sau, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng thường dùng danh xưng này cho đến tận khi sụp đổ vào năm 1975. Sắc lệnh số 143-A/TTP của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 23/10/1956 đã quy định gọi Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt tương ứng là Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần. Tây Nguyên được Việt Nam Cộng hòa gọi là Cao nguyên Trung phần (trước đó gọi là Cao nguyên Miền Nam). Theo Sắc lệnh số 147-A/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 24/10/1956 thì Trung Phần gồm Cao nguyên Trung phần và Trung nguyên Trung phần.

Vùng văn hoá Trung Bộ là nơi có lịch sử khai phá muộn hơn so với Nam Bộ, không thuộc địa bàn tụ cư lâu đời của người Việt như ở Bắc Bộ.
Trung Bộ có thời kì khá dài là nơi định cư của các tiểu vương quốc Chăm-pa. Chính vì vậy, đặc điểm căn bản văn hoá của vùng miền chủ yếu mang dấu tích văn hoá Chăm-pa. Nhiều di sản văn hoá hữu thể vẫn còn tồn tại từ thời đó đến nay như tháp Chăm ở Huế, tháp Đôi Liễu, Cốc Thượng, Núi Rùa ở Quảng Nam, Đà Nẵng… Được xem như những đại diện tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển nghệ thuật và kiến trúc đối với lịch sử nền văn hoá Trung Bộ.

So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ thì Trung Bộ thể hiện rõ nét là một vùng đệm, có tính chất trung gian. Nơi đây phần nào đã chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên như núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng bằng vào trong các thành tố văn hoá. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói riêng. Các làng nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau, điển hình như các ngày lễ cúng đình của làng nghề nông nghiệp cũng đồng thời là lễ cúng cá ông của làng nghề đánh cá. Một phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát vào các chân núi chạy dọc bờ biển Đông.

Khí hậu quanh năm trong vùng không được thuận lợi, có lịch sử chịu sự chi phối mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt. Tuy văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng biệt với các vùng văn hóa khác, nhưng xuất phát từ hệ thống địa lý liền một dải và có mối quan hệ tương hỗ giữa các vùng miền trong lịch sử phát triển, đã hình thành sự đặc trưng và tương đồng với nền văn hoá chính thể.

Bài viết liên quan