Du lịch chùa Hương

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17.Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm (1767-1782).

“Lễ hội Chùa hương kéo dài khoảng 3 tháng từ mùng 6 tháng riêng cho đến hết tháng 3. Đây cũng được coi là lễ hội dài nhất của nước ta. Hành trình thăm quan châu Hương gồm 3 tuyến chính: tuyến Hương Tích, Tuyết Sơn và Long Vân.”

Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức – Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan thế âm Bồ tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội, Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Nhẹ nhàng thả hồn mình trôi nhẹ theo mái chèo qua dòng Suối Yến trong xanh, hai bên bờ cây cối xanh tươi, đầu hạ thì hoa gạo nở đỏ rực như những đốm lửa, mùa thu suối Yến ngập tràn sắc tím của hoa súng, mùa xuân thì hoa ban, hoa mận nở trắng trên các triền núi. Cảm giác đó thật tuyệt vời mà chỉ đến với chùa Hương bạn mới cảm nhận được.

Lễ hội Chùa hương kéo dài khoảng 3 tháng từ mùng 6 tháng riêng cho đến hết tháng 3. Đây cũng được coi là lễ hội dài nhất của nước ta. Hành trình thăm quan châu Hương gồm 3 tuyến chính: tuyến Hương Tích, Tuyết Sơn và Long Vân. Trong đó tuyến chính là Hương Tích nơi có chùa Hương Tích trên đỉnh núi. Sau quãng thời gian khoảng 2 tiếng ngồi trên thuyền bạn sẽ bắt đầu hành trình leo núi để đến với chùa Trò ( Chùa Thiên Trù ). Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.

Chùa chính là chùa Hương Tích, có thể coi đây là một ngôi chùa Thiên tạo vì vốn dĩ chùa là một hang động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán “ Nam thiên đệ nhất động do chúa Trịnh Sâm khắc vào năm 1770 trong dịp đến thăm nơi đây. Trong hang động có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù rất gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Chùa nổi tiếng linh thiêng, người ta tin rằng đầu năm lên được động Hương tích thắp nén nhang thành tâm cầu khấn chắc chắn mọi ước nguyện của mình đều trở thành hiện thực. Tiếng lành đòn xa chẳng thế mà mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu phật tử về đây chiêm bái, du xuân thưởng ngoạn phong cảnh.

Chùa Hương trở thành một hành trình về với cõi Phật của phật tử và du khách bốn phương, trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Mùa xuân sắp đến bạn hãy một lần đến với chùa Hương biết đâu sau chuyến đi bạn cũng sẽ tìm thấy cho mình những cảm hứng mới, nguồn sinh khí và năng lượng mới để bắt đầu một năm với nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Bài viết liên quan